Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường THCS Thị Trấn

Trường THCS Thị Trấn Điện Biên Đông điểm trắng hoa Ban mỗi độ xuân về

Thứ hai - 01/03/2021 10:06

Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc và khẳng định văn hoá truyền thống các dân tộc là một bộ phận không thể tách rời trong nền văn hoá Việt Nam, góp phần quan trọng phát triển đời sống  kinh tế - xã hội. "Lễ hội Hoa Ban", một sản phẩm du lịch đặc sắc của vùng rừng núi Tây Bắc, của Điện Biên-mảnh đất đã đi vào lịch sử với chiến thắng vang dội “ Lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu” đã và đang góp phần tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình văn hóa dân tộc.

          Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “ Lễ hội hoa Ban hay còn gọi là lễ hội Xên Mường được người Thái ở Tây Bắc tổ chức vào dịp tháng 2 âm lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc. Lễ hội thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn của các vị nhân thần tiền bối và cầu cho quốc thái, dân an, bản mường no ấm, quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc…Lễ hội Hoa Ban thể hiện nét văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái với tâm nguyện thỉnh bái “Then” - vị thần tối cao trong hàng ngũ thánh thần theo quan niệm của người Thái; thỉnh bái “nàng Ban”-một nữ nhân vật huyền thoại biểu thị cho sự trinh trắng của người thiếu nữ Thái và tình yêu đôi lứa thuỷ chung; thỉnh bái ma trời, ma mường, ma núi, ma sông… phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, vạn vật đơm hoa, kết trái, cho lứa đôi hạnh phúc và phù hộ cho cuộc sống của dân bản luôn đầm ấm, yên vui.Chuyện kể rằng, nàng Khôm (tiếng Thái là nghèo, cay đắng) và chàng Tào Lu (nghĩa là giàu có) yêu nhau nhưng không được gia đình chấp thuận. Mùa xuân, hai người rủ nhau lên chơi hang Thẩm Đông Ngoạng (hang rừng ve, tức hang Thẩm Lé bây giờ). Ít lâu sau, chàng bị cảm rồi chết, biến thành con Tô Mánh Lú (màu đen, to hơn con ve). Nàng Khôm không muốn bị ép duyên với chàng trai khác đã bỏ trốn vào rừng. Nàng chạy, chạy mãi, kiệt sức rồi chết ở trong rừng. Nơi nàng nằm xuống mọc lên một loại cây có hoa trắng, có hương thơm, mật ngọt. Người dân gọi đó là hoa Ban.Loài hoa ban ấy nở đúng vào mùa xuân, thời gian mà chàng Lu và nàng Khôm cùng nhau đi chơi hang. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, hoa ban lại nở trắng núi rừng Tây Bắc.”

Hoa Ban Tây Bắc nói chung, Điện Biên nói riêng, loài hoa không chỉ chứa đựng vẻ đẹp tinh khôi mà còn mang trong mình sức sống mãnh liệt. Rất tự nhiên, hoa ban đã đi vào đời sống văn hóa tinh thần của nhiều dân tộc trên vùng đất giàu truyền thống và mến khách. Hình ảnh hoa Ban, thông qua kho tàng văn học dân gian và những làn điệu dân ca, dân vũ đã đi sâu vào tiềm thức, đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc nơi đây, tạo nên mối liên kết, giao hòa giữa hoa, thiên nhiên với tâm hồn, cốt cách của người dân.

Cảnh quan hùng vĩ cùng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và trên hết là con người Tây Bắc hòa quyện cùng sắc đẹp hoa Ban và điệu xòe hoa đã làm Tây Bắc, làm Điện Biên trở thành một khu du lịch tiềm năng, một điểm đến lôi cuốn đối với nhiều du khách.

Đến nay Lễ hội Hoa Ban đã trở thành thương hiệu du lịch của tỉnh Điện Biên, được tổ chức vào trung tuần tháng 3 hằng năm, gắn với mốc thời gian mở màn chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Lễ hội được tổ chức gắn với Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch, với nhiều hoạt động như: Liên hoan dân ca, dân vũ các dân tộc; trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch, văn hóa truyền thống các dân tộc; giao lưu, thi đấu thể thao, trò chơi dân gian và một số hoạt động trải nghiệm du lịch thú vị khác.

          Hiểu rõ giá trị của loài hoa được coi là biểu tượng của mảnh đất và con người Tây Bắc nói chung, Điện Biên nói riêng, thực hiện sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, ngay từ khi trường THCS Thị Trấn Điện Biên Đông có cơ sở hoạt động riêng (năm 2008), trong quá trình xây dựng, tôn tạo cảnh quan môi trường, nhà trường đã quan tâm tổ chức trồng hai loại cây chủ đạo có nét đẹp đặc trưng của núi rừng Tây Băc, đó là cây hoa Đào và cây hoa Ban.Tới nay, nhà trường đã có khoảng 20 cây hoa Đào và 30 cây hoa Ban có độ tuổi từ 5 năm đến 13 năm.

Cây hoa Ban trải dọc lối vào và trong khuôn viên nhà trường. Những hàng cây Ban tỏa bóng trước cổng trường và trong khuôn viên với những tán lá xanh mướt như những mái tóc dài của người con gái Thái, là nơi để các em học sinh có thể vui chơi, học tập rất thơ mộng. Mỗi độ xuân về, ngôi trường lại ngập tràn màu sắc của muôn hoa, nhưng hương thơm ngan ngát, sắc trắng tinh khôi của hoa Ban tạo điểm nhấn đặc trưng của một ngôi trường nằm trên mảnh đất lịch sử, anh hùng và thủy chung son sắt, góp thêm nét chấm phá cho bức tranh yên bình nơi núi rừng Tây Bắc.

          Thật sự tự hào và hạnh phúc khi chúng ta được sinh sống, lao động, học tập trên mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và lại thấy yêu hơn một loài hoa đã trở thành biểu tượng của đất và người Tây Bắc-Hoa Ban.

          Một số hình ảnh hoa Ban tại trường THCS Thị Trấn Điện Biên Đông:

 

 

Tác giả bài viết: Phạm Thị Thanh Mai - Trường THCS Thị Trấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
6A1 1
6A2 2
7B1 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay5
  • Tháng hiện tại2,467
  • Tổng lượt truy cập250,220
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
VĂN BẢN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính